Đánh giá về việc Việt Nam xếp hạngthứ 99/185 quốc gia trong bản Báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2013do World vừa công bố sáng nay, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, mức độcải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam chỉ ở mức độ khiêm tốn so với sựcải thiện của các nền kinh tế khác, nhất là các nước trong khu vực.
Trong vòng gần 10 năm qua, Việt Namluôn xếp hạng thuộc “top trên của nửa dưới” mà chưa có bứt phá trong cải thiệnmôi trường kinh doanh. Mức độ cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam theoBáo cáo vẫn xếp hạng thứ 99 trong tổng số 185 nền kinh tế.
Trong 10 tiêu chí đánh giá thì ViệtNam có 5 tiêu chỉ đạt trên mức chung, còn 5 tiêu chỉ xếp hạng thấp hơn mứcchung.
Cụ thể, tiêu chí về Thành lập doanhnghiệp xếp hạng 108, tiếp cận điện năng xếp hạng 155, bảo vệ nhà đầu tư xếphạng 169 và xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán xếp hạng 149.
Chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng, việcchỉ tiêu thành lập doanh nghiệp Việt Nam xếp hạng thứ 108 cho thấy mức độ cảicách thủ tục hành chính ở Việt Nam còn có khoảng cách so với nhu cầu.
Đặc biệt là trong 2 năm vừa qua, kểtừ khi có Nghị quyết 11 của Chính phủ, trong đó có nội dung cải thiện môitrường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp thì theo báo cáo chưa có bước đột phámạnh mẽ. Mặc dù cũng theo báo cáo, điểm sáng của Việt Nam trong báo cáo Môitrường Kinh doanh năm nay là việc cho phép các doanh nghiệp tự in hóa đơn.
Về chỉ tiêu bảo vệ nhà đầu tư, BàPhạm Chi Lan cho rằng mức 169 cho thấy phần nào lý do tại sao thị trường chứngkhoán, bất động sản Việt Nam lại gặp khó khăn như hiện nay.
Cụ thể, theo thang bậc từ 0-10, ViệtNam có chỉ số về mức độ công khai thông tin là 6, chỉ số mức độ trách nhiệm củathành viên hội đồng quản trị là 1, Chỉ số mức độ dễ dàng để cổ đông khiếu kiệnlà 2, Chỉ số mức độ bảo vệ nhà đầu tư (vừa và nhỏ) là 3.
Liên quan đến chỉ tiêu nộp thuế,Việt Nam xếp hạng thứ 138. Trong đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần trung bình32 lần đóng thuế một năm với thời gian là 872 giờ làm việc (trước đây mấtkhoảng trên 1.000 giờ làm việc mỗi năm). Mức tổng thuế suất mà các doanh nghiệpViệt Nam trung bình phải nộp hàng năm là 34,5% lợi nhuận.
Riêng chỉ tiêu xử lý doanh nghiệpmất khả năng thanh toán Việt Nam xếp hạng thứ 149. Cụ thể chỉ tiêu này chỉ rasẽ mất khoảng 5 năm để xử lý một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán với mứcchi phí là 15% tổng tài sản.
Tuy nhiên, chỉ tiêu cũng cho thấy tỷlệ thu hồi chỉ đạt 13,9% tài sản. “Đó là lý do tại sao tại Việt Nam số doanhnghiệp xin tạm ngừng hoạt động lại rất cao, còn số doanh nghiệp xin phá sản thìrất nhỏ” – Chuyên gia Phạm Chi Lan bình luận.
Bài học lớn nhất cho Việt Nam làchúng ta cải thiện các thủ tục theo hướng tự do hóa thương mại và phù hợp vớicác quy định và đòi hỏi của quốc tế thì chúng ta sẽ có những kết quả kinh doanhtốt. Chỉ tiêu Thương mại quốc tế có cải thiện và xếp hạng thứ 74 là mộtđiểm minh chứng và phản ảnh tương đối đúng của Việt Nam qua thực tế tăng trưởngXNK của Việt Nam, ngay cả trong nhưng năm khó khăn này – bà Lan nói. TheoTTVN