Ngày 5 tháng 9 năm 2014,Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 7896/QĐ-BCT về việc áp dụng biện phápchống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội, ở dạng cuộnhoặc tấm với độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 3,5mm nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc,Indonesia, Đài Loan và Malaysia.
Trong đó, các doanhnghiệp của Đài Loan bị áp mức thuế chống bán phá giá cao nhất, trong đó doanhnghiệp Yuan Long Stainless Steel Corp bị áp 37,29% và các doanh nghiệp khác bịđánh thuế 13,79%. Các doanh nghiệp của Indonesia bị áp mức thuế chống bán phágiá thấp nhất với mức chỉ 3,07%. Các doanh nghiệp của Trung Quốc và Malaysia bịáp các mức thuế khác nhau từ 4,64% đến 10,71%. Quyết định có hiệu lực thi hànhtừ ngày 5/10/2014.
Theo quy định của Hiệpđịnh chống bán phá giá (ADA) và Pháp Lệnh Chống Bán Phá Giá 2004 của ViệtNam, sau một năm, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phágiá, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền quyết định rà soát việc áp dụng biệnpháp chống bán phá giá khi có đề nghị của một hoặc nhiều bên có liên quan quyđịnh tại Điều 11 của Pháp lệnh này và trên cơ sở xem xét các bằng chứng do bênđề nghị cung cấp(sau đây gọi tắt là “Rà soát hành chính – AdministrativeReview”).
Theo quy định PLVN[1],Cơ quan điều tra tiến hành rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giátheo quy định tại các điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 của Pháp lệnh này. Theo đó:
-
- Bên nộp hồ sơ yêu cầu rà soát: bấtkỳ bên liên quan nào đến vụ kiện (có thể là bất kỳ công ty nào thuộc bên yêucầu và bên bị yêu cầu của vụ kiện điều tra CBPG) đều có thể nộp hồ sơ yêu cầu rà soát.
- Hồ sơ yêu cầu rà soát: nội dung chính như hồ sơ YCADBPCBPG.
- Đề nghị rà soát: có thể là một trong các đề nghị sau:
- Đối với bên yêu cầucủa vụ kiện: đề nghị rà soát đối với một hoặc tất cả các bên bị yêu cầu của vụkiện với mục đích để tăng thuế CBPG đối với 1 hoặc các bên bị yêu cầu;
- Đối với bên bị yêu cầucủa vụ kiện: đề nghị rà soát đối với chính mình nhằm để hạ mức thuế CBPG đã bị áp.
- Thờiđiểm nộp yêu cầu đề nghị rà soát: cứ sau mỗi 12 tháng kể từngày có quyết định áp thuế CBPG.
- Giai đoạn rà soát: trong vòng 12 tháng sau khi có QĐ áp thuế CBPG.
- Thời hạn rà soát: tuỳ vào số lượng các bên yêu cầu rà soát; nếu tấtcả các bên đều có yêu cầu rà soát thì VCA sẽ tổng rà soát đối với toàn bộ cácbên yêu cầu. Thời hạn rà soát tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày có QĐ ràsoát.
Ngoài ra, liên quan đến quy trình điều tra chống lẩn tránh thuếCBPG (Anti-Dumping Circumvention), trên thực tiễn, sau khithuế CBPG được áp dụng, các DN xuất khẩu của nước bị áp thuế CBPG sẽ có hiệntượng cố ý lẩn tránh thuế CBPG bằng việc:
+ chuyển sản xuất sangcác nước khác, như vụ giày VN bị kiện chống lẩn tránh thuế ở Brazil năm 2011[1],hoặc vụ EU áp thuế chống lẩn tránh thuế CBPG đối với bật lửa Việt Nam năm 2013;
+ gian lận nguồn gốc của sản phẩm bị áp thuếCBPG, như vụ Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra quyết định khởi xướng điều tra chốnglẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm mo’c áo bă’ng thép nhập khẩutừ VN năm 2010[3] haynhư cáo buộc của ngành sản xuất giấy của Mỹ đối với sản phẩm giấy xuất khẩu từViệt Nam năm 2012[4].
– Hiện nay pháp luật Việt Nam và ADA không có bất kỳ quy định nào về chống lẩn tránhthuế[5].
– Thamkhảo quy định về chống lẩn tránh thuế CBPG của Hoa Kỳ, EU[6],bài trình bày[7] củaAustralia và New Zealand về chống lẩn tránh thuế CBPG gửi đến Nhóm Thành ViênBàn Về Chống Lẩn Tránh Thuế[8] thuộcUỷ Ban Thực Hành Chống Bán Phá Giá lần lượt vào các ngày 16/4/2003 ngày24/4/2003, thông qua trao đổi với VCA, tham khảo tài liệu viết về chống lẩntránh thuế[9] thìchống lẩn tránh thuếcó thể bao gồm các trường hợp như sau:
+ Bên xuất khẩu gian lận, thay đổi nguồn gốc(CO) của hàng hoá, chuyển hàng từ quốc gia bị áp thuế cao sang quốc gia bị ápthuế thấp hơn/không bị áp thuế CBPG và từ đó nhập vào Việt Nam; hoặc bên xuấtkhẩu gian lận nguồn gốc hàng hoá (đổi bill) trong quá trình vận chuyển;
+ Thay đổi một vài điểm nhỏ của hàng hoá: sảnxuất sản phẩm gần giống với hàng hoá bị áp thuế CBPG;
+ Xuất khẩu các bộ phận hoặc hàng chưa được lắpráp sang nước khác để lắp ráp và lấy CO từ nước khác;
+ Chuyển nhà máy sản xuất sang một quốc gia khácđể lấy CO từ nước không bị áp thuế CBPG (trường hợp này hiếm gặp).
Tham khảo quy trình điều tra của Brazil[10],EU và Hoa Kỳ[11], quy trình chung về điềutra chống lẩn tránh thuế CBPG có thể được hình dung gồm các giai đoạn sau:
– Giaiđoạn tiền tố tụng:
– Nguyênđơn nộp đơn kiện;
– Cơquan điều tra xem xét đơn kiện ;
– Raquyết định khởi xướng điều tra hay không.
– Giaiđoạn điều tra:
– Gửibảng câu hỏi điều tra;
– Cácbên trả lời bảng câu hỏi điều tra;
– Tiếnhành điều tra thực địa nếu cần thiết;
– Raquyết định cuối cùng và lệnh áp thuế (nếu có).
– Thờihạn điều tra: sau 6 tháng kể từ ngày khởi xướng điều tra, trong trường hợp đặcbiệt, thời hạn điều tra có thể kéo dài lên 9 tháng.
[1] Ngày04/10/2011, Brazin ra quyết định khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chốngbán phá giá đối với sản phẩm giày dép nhập khẩu từ Việt Nam và Indonesia. Vụviệc xuất phát từ nghi ngờ của phía Braxin rằng có hiện tượng doanh nghiệpTrung Quốc đang cố ý lẩn tránh thuế chống bán phá giá hiện đang áp dụng vớigiày nhập khẩu từ Trung Quốc bằng cách gian lận hoặc chuyển sản xuất sang cácnước như Indonesia và Việt Nam. http://www.trungtamwto.vn/
[2] Năm 2013, EU quyếtđịnh áp thuế chống lẩn tránh thuế CBPG đối với bật lửa Việt Nam vì hàng nhậpkhẩu bật lửa ga có nguồn gốc từ Trung Quốc được chuyển tải, lắp ráp tại ViệtNam để trốn thuế CBPG mà Trung Quốc bị áp. http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/1616/uy-ban-chau-au-ap-thue-chong-ban-pha-gia-doi-voi-bat-lua-ga-cua-viet-nam.aspx
[3] Viê.c khơ’i xươ’ngđiê’u tra bă’t nguô’n tư’ đơn khiê’u kiê.n cu’a Công ty M&B Metal Products(My’) gửi lên DOC tư’ đâ’u tha’ng 5-2010. Nguyên đơn ca’o buô.c hai công ty VNsa’n xuâ’t mo’c treo quần áo bằng thép đa’ sư’ du.ng sa’n phâ’m đươ.c sa’nxuâ’t ta.i Trung Quốc, sau đó gia công với tỉ lệ không đáng kê’ ta.i VN nhă’mlâ’y nguô’n gô’c xuâ’t xư’ (C/O) để xuất khẩu vào thị trường My’, ho’ng lẩntránh thuế chống bán phá giá mà My’ đã áp đối với các sản phẩm này của TrungQuốc ơ’ mư’c 15,83-187,25% kê’ tư’ tha’ng 10-2008.http://chongbanphagia.vn/diemtin/20100803/my-khoi-xuong-dieu-tra-chong-lan-tranh-thue-chong-ban-pha-gia-doi-voi-mac-ao-thep-n
[4] Theo báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh(VCA), Bộ Công Thương vào ngày 8-8, đã có những cáo buộc của ngành sản xuấtgiấy của Mỹ cho rằng các sản phẩm giấy xuất khẩu của Việt Nam không hoàn toàncó xuất xứ từ Việt Nam, mà nó được chuyển tải từ các quốc gia bị áp thuế chốngbán phá giá sang Việt Nam (trong trường hợp này là Trung Quốc). Những sản phẩmgiấy này được xuất khẩu từ Việt Nam nhằm tránh khoản thuế chống bán phá giá bịáp tại quốc gia xuất xứ. http://www.trungtamwto.vn/
[5] Tham khảo trên website của WTO thì đượcbiết các vấn đề gian lận của các biện pháp thuế chống bán phá giá được hìnhthành một phần của các cuộc đàm phán trước đó Hiệp định về Thực hiện Điều VIcủa GATT 1994, tuy nhiên các bên đàm phán đã chưa tìm được tiếng nói chung vàđã không ký kết vào một văn bản cụ thể liên quan đến vấn đề chống lẫn tránhthuế. (http://www.wto.org/english/res_e/booksp_e/analytic_index_e/anti_dumping_05_e.htm#anti)
[6] http://ir.lawnet.fordham.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1192&context=jcfl (từ trang 417)
[7] https://docs.wto.org/dol2fe/Pages/FE_Search/FE_S_S009-DP.aspx?language=E&CatalogueIdList=10274,523,25862&CurrentCatalogueIdIndex=0&FullTextSearch=
[8] Tham khảo trên website của WTO , tại cuộchọp ngày 28-29/4/1997 trong khuôn khổ vòng đàm phán tại Uruguay, Ủy Ban ThựcHành Chống Bán Phá Giá (Committee on Anti-Dumping Practices) quyết định thànhlập một “Nhóm Thành Viên Bàn Về Chống Lẩn Tránh Thuế – Informal Group onAnti-Circumvention”. (http://www.wto.org/english/res_e/booksp_e/analytic_index_e/anti_dumping_05_e.htm#anti),
[9] http://ir.lawnet.fordham.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1192&context=jcfl
[10] Theo ấn phẩm của VCCI về khuyếnnghị phương án hành động Vụ giày Việt Nam bị kiện Chống lẩn tránh thuế CBPG ởBrazil
[11] http://ir.lawnet.fordham.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1192&context=jcfl (từ trang 419)
[1] Khoản3 Điều 24, PLCBPG