Một nửa quyền có phải là quyền?

Trong Bản các nguyên tắc chỉ đạo về bảo vệ người tiêu dùng năm 1985, Liên hiệp quốc đã phê chuẩn tám quyền cơ bản của người tiêu dùng, sau đó không ngừng bổ sung, mở rộng quyền nhằm bảo vệ rốt ráo quyền lợi người tiêu dùng trên nền tảng quyền con người. Hai trong tám quyền được Liên hiệp quốc phê chuẩn và có mặt trong hầu hết luật bảo vệ người tiêu dùng các nước là quyền được thông tin và được lựa chọn. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (QLNTD) Việt Nam năm 2010 cũng ghi nhận rõ ràng hai quyền cơ bản này, nhưng câu chuyện họ được thông tin và lựa chọn đến đâu vẫn còn là chuyện dài nhiều tập.  Th.S Lữ Lâm Uyên (Khoa Luật – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM)

Với việcchỉ ra quyền cơ bản của người tiêu dùng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và xây dựngcơ sở pháp lý bảo vệ họ dựa trên quan hệ hợp đồng, Luật bảo vệ QLNTD Việt Namđã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ của một đạo luật trung tâm trong lĩnh vực này. Tuynhiên, kỳ vọng bảo vệ người tiêu dùng chỉ bằng việc ban hành một đạo luật khẳngđịnh và liệt kê các quyền là chuyện không tưởng. Chỉ có thể nói đến quyền lợingười tiêu dùng trong mối quan hệ hợp đồng trực tiếp hoặc gián tiếp với nhà sảnxuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Do đó, câu chuyện muôn thưở lại quay về việcxác định như thế nào, đến đâu nghĩa vụ của doanh nghiệp trong suốt quá trình từsản xuất đến phân phối sản phẩm trên thị trường. Vấn đề bảo vệ người tiêu dùngcần sự vào cuộc của cả hệ thống bao gồm nhiều luật trong các lĩnh vực liên quancụ thể khác nhau như Luật cạnh tranh, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luậtvệ sinh an toàn thực phẩm.. Quyền của người tiêu dùng có được ghi nhận và bảo vệhay không tùy thuộc vào sự chặt chẽ trong việc xây dựng và thực thi chính cácluật này. Vì vậy, ngày Quyền người tiêu dùng thế giới không chỉ là dịp nhìn lạiluật bảo vệ QLNTD đã làm được gì, mà còn là cơ hội đánh giá quy định thực chất ràngbuộc nghĩa vụ của doanh nghiệp trong những luật này phát huy hiệu quả đến đâutrong thực tiễn.   

Quyền được thông tin – “Nửa sự thậtkhông phải là sự thật”

Ngườitiêu dùng có quyền được thông tin về hàng hóa, dịch vụ và nhà sản xuất, cung cấphàng hóa, dịch vụ đó, tương ứng với quyền này là nghĩa vụ cung cấp thông tin củadoanh nghiệp. Do phần lớn thông tin được cung cấp tác động đến quyết định muahay không mua sản phẩm của khách hàng nên doanh nghiệp rất sốt sắng thực hiệnnghĩa vụ này, dĩ nhiên với mục đích và theo cách thức mà họ mong muốn. Cung cấpthông tin không đơn thuần là nghĩa vụ mà còn là phương thức hiệu quả để doanhnghiệp xây dựng thương hiệu, tối đa hóa doanh số bán ra. Phần lớn nghĩa vụ cungcấp thông tin trở thành nội dung chiến lược quảng cáo bài bản như một trong nhữngphương thức cạnh tranh giữa doanh nghiệp nhằm thu hút sự quan tâm lựa chọn sảnphẩm của các “thượng đế”. Chính ở điểm này, nhiệm vụ bảo vệ sự lành mạnh trongcạnh tranh đối với hoạt động quảng cáo của Luật cạnh tranh giao thoa với mụcđích bảo đảm quyền được thông tin của người tiêu dùng trong Luật bảo vệ QLNTD. Dothông tin được cung cấp thông qua quảng cáo có độ phủ sóng rộng khắp trên cácphương tiện truyền thông đại chúng, tác động đến số lượng lớn người tiêu dùngnên vùng nhiệm vụ giao thoa này đóng vai trò cốt tử không những trong việc quyếtđịnh người tiêu dùng có được thông tin hay không, mà quan trọng hơn là thôngtin phải đúng sự thật và không gây nhầm lẫn, ngộ nhận.

Rõ ràng,giữ cho môi trường cạnh tranh thông qua quảng cáo được trung thực, lành mạnh mớicó thể bảo đảm quyền được thông tin của người tiêu dùng. Với Luật cạnh tranh vàLuật quảng cáo hiện nay, nhiệm vụ này gặp khó khăn ngay ở khâu quy định trongđiều luật. Trừ hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, lừa dối khách hàng dễ bịphát hiện, phần lớn trường hợp “lách luật” còn lại cố ý đưa thông tin mập mờ khiếnđối tượng tiếp nhận thông tin hình dung sai về sự vật, sự việc, dù bản thânchúng đúng với sự thật khách quan. Người tiêu dùng Việt từng ấm ức khi lỡ muahàng do bị ấn tượng bởi các quảng cáo của Samsung, LG, Panasonic… trưng ra như:điều hòa diệt virus H1N1 đến 99%, tủ lạnh tiết kiệm 40% điện năng, máy giặt diệtkhuẩn 99%…Các quảng cáo kiểu như vậy không hề thông tin rằng những ưu điểm trênchỉ có được khi đặt máy trong điều kiện môi trường cân bằng lý tưởng hoặc trongphòng có diện tích, số người sử dụng nhất định. Quảng cáo mập mờ còn được cácngân hàng, nhà mạng viễn thông hiện nay làm phong phú thêm bằng cách giấu thôngtin số lượng người được hoàn tiền khi thanh toán bằng thẻ tín dụng là có giới hạn,hoặc chỉ có khách hàng một chương trình nhất định của nhà mạng mới được hưởngkhuyến mại, trong khi tin nhắn quảng cáo được gửi cho tất cả thuê bao. Kiểu quảngcáo “ngày mai miễn phí” (còn hôm nay sẽ bị tính tiền) tưởng chỉ là chuyện vui vềmột ông chủ tinh ranh lợi dụng triết lý nhà Phật để bán hàng, bởi ngày mai chỉcó trong khái niệm, hóa ra cũng là vấn đề mà pháp luật nước ta giải quyết từ Luậtcạnh tranh đến Luật quảng cáo vẫn chưa xong. Kết luận quảng cáo lừa dối thìkhông đúng bởi thông tin là xác thực, bảo rằng quảng cáo gây nhầm lẫn cũngkhông thỏa đáng vì có thể bị luật sư bắt bẻ rằng không có đối tượng bị nhầm lẫn,bởi sản phẩm quảng cáo không tương tự gây nhầm lẫn với sản phẩm quảng cáo kháccũng như hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ củaai. Hành vi quảng cáo mập mờ kiểu “nửa sự thật không phải là sự thật” này gọiđúng tên là quảng cáo gây ngộ nhận do không thực hiện nghĩa vụ cần thiết- misleading omissions[1]được quy định phổ biến và thực thi khá nghiêm khắc ở các nước phát triển, nhưngkhông được đề cập trong Luật cạnh tranh Việt Nam. Để khắc phục nhược điểm này, Luậtbảo vệ QLNTD đã cố gắng bổ sung quy định cấm chủ thể kinh doanh “che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ,sai lệch, không chính xác”. Tuy nhiên, quy định như vậy chưa thể hiện đầy đủbản chất hành vi quảng cáo gây ngộ nhận nên hầu như không thể bảo đảm quyền nàycho người tiêu dùng trong thực tiễn.          

Lựa chọn hay bị ép buộc?

Điều cơbản tạo nên vị thế thượng đế của người tiêu dùng là họ được đảm bảo quyền lựachọn hàng hóa, dịch vụ dựa vào chất lượng và giá cả của sản phẩm. Chỉ có thểnói đến quyền được lựa chọn như vậy một khi Luật cạnh tranh phát huy vai trò đảmbảo cơ hội gia nhập thị trường của mọi doanh nghiệp, ngăn ngừa tình trạng doanhnghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, giữ cho môi trường cạnh tranh luôntự do, lành mạnh. Cơ sở quan trọng của quyền tự do lựa chọn là nguồn sản phẩmhàng hóa phong phú, đa dạng, thông tin rõ ràng, đầy đủ và minh bạch. Điển hìnhcho vụ việc người tiêu dùng không thể lựa chọn do thông tin mập mờ là vụ ba mạngdi động thống lĩnh thị trường Mobiphone, Vinaphone và Viettel có hành vi tích hợpdịch vụ nội dung sẵn trên sim di động thu lợi hàng trăm tỉ đồng theo báo cáothanh tra của Bộ Thông tin truyền thông vào cuối năm 2013 vừa qua.

Tuynhiên, đảm bảo hàng hóa phong phú, thông tin rõ ràng không thôi chưa đủ, ngườitiêu dùng chỉ thật sự được lựa chọn khi họ tự do hoàn toàn trong việc ra quyếtđịnh tiêu dùng. Tự do ra quyết định tiêu dùng không chỉ được hiểu là không bịcưỡng bức về mặt vật lý, mà quan trọng và phổ biến hơn là không bị ép buộc, lạmdụng về mặt tinh thần khi mua sản phẩm. Liệu người tiêu dùng có được tự do tinhthần quyết định mua một sản phẩm có giá 5 nghìn đồng khi doanh nghiệp triểnkhai chương trình khuyến mại cho sản phẩm đó trúng thưởng xe hơi trị giá gần cảtỉ đồng? Liệu quyền được lựa chọn là có thật không khi người tiêu dùng đứng trướclời kêu gọi gián tiếp hãy mua sản phẩm để doanh nghiệp dùng tiền bán được làm từthiện cho trẻ em mồ côi, người tàn tật? Bất kể việc trao thưởng hay làm từ thiệncó được thực hiện nghiêm túc hay không, điều đáng nói ở đây là doanh nghiệp đãlợi dụng điểm yếu và phẩm chất sẵn có ở con người như lòng tham, niềm tin, lòngtrắc ẩn.. chi phối sự quan tâm và làm sai lệch quyết định tiêu dùng vốn chỉ dựatrên chất lượng và giá cả. Kiểu ép buộc tinh thần như vậy là hành vi thực hànhthương mại không lành mạnh bị cấm ở châu Âu từ nhiều năm trước[2]nhưng vẫn còn bỏ ngỏ trong pháp luật nước ta. Người tiêu dùng có thể thấy sự tựdo lựa chọn bị ảnh hưởng theo cách thức này không tổn hại quyền lợi trước mắt,nhưng cuộc cạnh tranh bất chấp thủ đoạn giữa các doanh nghiệp cuối cùng sẽ đẩytoàn bộ thiệt hại lên vai người tiêu dùng một khi môi trường cạnh tranh trở nênthiếu lành mạnh.

Hơn 3năm ra đời với nỗ lực thực thi từ những cá nhân, tổ chức có tâm huyết, Luật bảovệ QLNTD vẫn cần lội ngược dòng đặt ra câu hỏi về một nửa quyền thông tin và lựachọn chưa có lời giải trong bài toán nhiều liên hệ với Luật cạnh tranh. Rõràng, hành trình xác lập và bảo vệ quyền của người tiêu dùng Việt Nam còn là cuộctrường chinh vạn dặm..      

                                                                (Nguồn: Sài gòn Tiếp Thị số 5 (bộ mới) -2014)



[1] Article 7, Section 1, Directive 2005/29/ECof the European Parliament and of the Council concerning unfair business- to-customer commercial practice in the internal market.

[2] Article 9, Section 2, Directive 2005/29/ECof the European Parliament and of the Council concerning unfair business- to-customer commercial practice in the internal market.